Tổng quan khóa học + Shell

Mục đích

Là những nhà khoa học máy tính, chúng ta đều hiểu rõ công dụng bổ ích của máy tính trong việc thực hiện các tác vụ lặp lại. Thế nhưng, chúng ta lại thường quên cách sử dụng máy tính một cách hiệu quả như những phép tính mà ta muốn chúng thực hiện. Chúng ta có rất nhiều công cụ giúp nâng cao hiệu năng công việc và giúp chúng ta thực hiền nhiều tác vụ phức tạp khi cần phải giải quyết những vấn đề liên quan đến khoa học máy tính. Thế nhưng, đa phần chúng ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ trong số những công cụ này; chúng ta chỉ biết rất ít, và đa phần là copy paste các câu lệnh từ internet khi ta gặp vấn đề.

Đây là khóa học được tạo ra để giải quyết vấn đề trên.

Chúng tôi muốn dạy bạn cách tận dụng hết mức các công cụ ấy, giới thiệu cho bạn cách công cụ mới và hy vọng sẽ làm bạn thích thú trong việc tìm hiểu (hay chế tạo) các công cụ của riêng mình. Đây, theo như chúng tôi, là một khóa học luôn luôn bị thiếu cho cách nhà Khoa Học Máy Tính.

Cấu trúc khóa học

Khóa học gồm 11 bài giảng dài 1 tiếng. Mỗi bài giảng tập trung vào một chủ đề. Các bài giảng phần lớn là độc lập với nhau, tuy nhiên chúng tôi sẽ giả dụ rằng bạn luôn theo dõi các bài giảng một cách đầu đủ trước khi theo dõi một lớp mới. Chúng tôi có nội dung của các bài giảng được trình bày trên mạng, nhưng vẫn có rất nhiều nội dung chỉ có trong lớp/video (ví dụ như các bài thuyết trình thực tế của giáo viên đứng lớp) mà có thể không có trong cách ghi chép bài giảng đó. Chúng tôi cũng sẽ thu lại các bài giảng và trình chiếu các video này trên mạng

Với chỉ 11 giờ, khóa học này sẽ có rất nhiều thông tin, và các bài giảng cũng sẽ rất dày về kiến thức. Để có thời gian cho các bạn thực hành và tập luyện, mỗi bài giảng đều đính kèm một số bài tập cho các bạn. Sau mỗi lớp học, chúng tôi sẽ tổ chức giờ thăm khảo để giúp đỡ các ban nếu cần thiết. Ngoài ra, các bạn có thể gửi thêm câu hỏi của mình về địa chỉ email missing-semester@mit.edu.

Vì thời gian có hạn, chúng tôi sẽ không thể bao quát hết toàn bộ chi tiết của các công cụ như một khóa học chuyên sâu. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đính kèm thêm các nội dung tham khảo khác mà bạn có thể tìm đọc. Tuy nhiên nếu có câu hỏi hõặc thắc mắc nào thêm, xin đừng ngại ngần liên lạc cho chúng tôi nhé!

Chủ đề 1: Shell (Vỏ)

Shell (vỏ) là gì?

Ngày nay, máy tính có vô vàn các giao diện khác nhau để người dùng tương tác với chúng: từ những giao diện đồ họa, đến giao diện âm thanh hay thậm chí là giao diện thực tế ảo AR/VR ở kháp nơi. Những giao diện này đáp ứng đủ đến 80% các use-cases (trường hợp sử dụng) mà chúng được thiết kế để sữ dụng, tuy nhiên chúng lại vô cùng hạn chế về khả năng thật sự mà chúng cho phép ta thao tác với. Một ví dụ điển hình là bạn không thể bấm nút để thực hiện một thao tác nào đó nếu thao tác ấy không được lập trình thành nút bấm cho gia diện. Hay là việc ra lệnh bằng giọng nói cho một câu lệnh lạ hoặc mà máy tính chưa được lập trình để hiểu được. Vì vậy để tận dụng được hoàn toàn sức mạnh mà máy tính cho phép trong các tác vụ của chúng ta, chúng ta cần đi theo hướng truyền thống và vô cùng cơ bản: giao diện câu lệnh bằng chữ - Shell.

Hầu như mọi nền tảng tính toán mà ta có thể đặt tay lên được đều có ít nhất một loại shell mà ta có thể chọn để sử dụng. Và dù mỗi loại shell đều có các thiết kế về chức năng khác nhau, nhưng chung quy lại: chúng đều cho phép ta chạy các chương trình, nhập dữ liệu và truy xuất dữ liệu đầu ra theo một quy chuẩn rõ ràng.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào Shell có tên là Bourne Again SHell, hay “bash”. Đây là một loại shell vô cùng thông dụng và cú pháp câu lệnh của nó rất cơ bản, được sử dụng trong nhiều loại shell khác. Để mở một dòng nhắc shell (prompt) - nơi mà bạn có thể ra lệnh, bạn cần trước nhất một phần mềm/thiết bị đầu cuối (terminal). Phần mềm này thường được cài đặt sẵn trong hệ điều hành của bạn, hoặc bạn có thể dễ dàng cài đặt nó một các dễ dàng.

Ghi chú (của người dịch): Shell là vỏ, còn kernel là lõi. Kernel thường dùng để chỉ phần lõi của hệ điều hành (Unix, Linux, Windows, etc). Phần lõi có các chức năng như quản lý tài nguyên, sắp xếp lịch trình của các task, v.v. Để ‘nói chuyện’ với phần lõi này, chúng ta có thể dùng shell và vô vàn các cách khác, tuy nhiên shell rất nhanh gọn và thao tác đơn giản. Vì kernel là lõi và thường được giấu đi khỏi người dùng, trình giao diện shell mà người dùng có thể sử dụng sẻ được gọi là vỏ (shell).

Cách dùng Shell (vỏ)

Khi bạn mở một terminal, bạn sẽ thấy được một dòng nhắc prompt như sau:

missing:~$ 

Đây là giao diện câu chữ chính của trình shell (vỏ). Nó cho bạn biết ta đang ở trên máy missing và thư mục mà ta đang ở hiện tại là ~ (ngắn gọn cho “home” hay trang chủ của tài khỏan người dùng hiện tại). Dấu hiệu $ lại cho ta biết người dùng hiện tại (ta), không phải là người dùng gốc (root). Trên dòng nhắc prompt này, bạn có thể nhập một câu lệnh (command), thứ mà sau đó sẽ được thông dịch bởi shell. Một câu lệnh vô cùng đơn giản là:

missing:~$ date
Fri 10 Jan 2020 11:49:31 AM EST
missing:~$ 

Ở đây, ta đã chạy trình date, thứ mà (không có gì bất ngờ) sẽ in ra ngày giờ hiện tại. Trình shell sau đó sẽ lại hỏi ta một câu lệnh khác để chạy. Chúng ta cũng có thể chạy câu lệnh với các đối số (arguments):

missing:~$ echo hello
hello

Trong trường hợp này ta ra lệnh cho trình shell thực hiện trình echo với đối số là hello. Trình echo in ra cửa sổ terminal đối số của nó. Trình shell phân tích từ loại (parsing) của câu lệnh bằng cách phân câu lệnh ra theo khoảng trắng, và sau đó chạy câu lệnh được nhắc đến trong từ đầu tiên, nhập các từ tiếp theo thành một đối số của trình/câu lệnh này. Nếu bạn muốn nhập một đối số có khoảng trống (ví dụ như thư mục có tên là “My Photos”), ta có hai cách. Một là bao đối số đó với dấu ' hoặc " ("My Photos"), hoặc hai là nhập ký tự đặc biệt với dấu \ (My\ Photos).

Nhưng làm cách nào mà shell có thể tìm được chỗ mà trình dateecho để chạy? À thì, Shell là một mội trường lập trình, giống như ngôn ngữ Python hay là Ruby, và vì thế mà nó có biến số, điều kiện, vòng lặp và hàm. Khi bạn chạy câu lệnh trong shell, bạn thật ra đang viết một dòng mã mà trình shell thông dịch. Nếu shell được ra lệnh để chạy một câu lệnh không có trong từ khóa lập trình, nó sẽ tham vấn một biến số môi trường (environment variable) tên là $PATH, nơi mà các thư mục mà trình shell có thể tìm kiếm các trình được ra lệnh để chạy câu lệnh được đính kèm.

missing:~$ echo $PATH
/usr/local/sbin:/usr/local/bin:/usr/sbin:/usr/bin:/sbin:/bin
missing:~$ which echo
/bin/echo
missing:~$ /bin/echo $PATH
/usr/local/sbin:/usr/local/bin:/usr/sbin:/usr/bin:/sbin:/bin

Khi ta chạy câu lệnh echo, shell biết rằng nó cần chạy trình echo, và sau đó nó sẽ tìm tệp có cùng tên trong dãy các thư mục của $PATH, được phân lập bằng dấu : trình này. Khi vị trí của trình này được xác định, shell sẽ chạy nó (với điều kiện là tệp echo phải thực hiện được(executable)). Chúng ta có thể biết được tệp nào sẽ được chạy khi ra câu lệnh với trình which. Chúng ta cũng có thể bỏ qua việc tìm kiếm trong $PATH bằng cách nhập câu lệnh bằng đường dẫn đến trình mà ta cần chạy.

Định hướng và di chuyển trong Shell (vỏ)

Một đường dẫn trong shell là một dãy các thư mục được giới hạn bởi dấu / trên hệ điều hành Linux và macOS và dấu \ trên Windows. Trên Linux và macOS, đường dẫn / là “gốc”(root) của hệ thống tệp (file system), một loại cây thư mục mà mọi tệp và thư mục khác trực thuộc. Trên Windows thì mỗi ổ đĩa hay phần đĩa (disk partition) như ổ C:\ sẽ có một gốc cây thư mục riêng. Khóa học này sẽ giả dụ rằng bạn đang dùng cây thư mục Linux. Một đường dẫn bắt đầu với dấu / được gọi là đường dẫn tuyệt đối(absolute). Các đường dẫn khác được gọi là tương đối(relative). Đường dẫn tương đối sẽ dựa trên thư mục hiện tại của bạn làm gốc, nơi mà bạn có thể dùng pwd để kiểm tra và thay đổi, di chuyển với cd. Trong một đường dẫn, dấu . có nghĩa là thư mục hiện tại còn .. là thư mục bố mẹ:

missing:~$ pwd
/home/missing
missing:~$ cd /home
missing:/home$ pwd
/home
missing:/home$ cd ..
missing:/$ pwd
/
missing:/$ cd ./home
missing:/home$ pwd
/home
missing:/home$ cd missing
missing:~$ pwd
/home/missing
missing:~$ ../../bin/echo hello
hello

Lưu ý rằng câu nhắc của shell sẽ luôn cho ta biết về thư mục hiện tại mà chúng ta đang ở. Bạn cũng có thể tùy chỉnh câu nhắc để nó in ra mọi loại thông tin hữu dụng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về việc này trong các bài sau.

Thông thường, khi ta chạy một chương trình hay câu lệnh, nó sẽ được thực hiện trong thư mục mà chúng ta đang ở, trừ khi ta chỉ ra đường dẫn cụ thể. Ví dụ, câu lệnh thường hay tìm tệp trong thư mục hiện tại và tạo tệp mới nếu cần thiết.

Để xem trong thư mục hiện tại có gì, ta dùng ls:

missing:~$ ls
missing:~$ cd ..
missing:/home$ ls
missing
missing:/home$ cd ..
missing:/$ ls
bin
boot
dev
etc
home
...

Trừ khi một đường dẫn thư mục cụ thể được gán vào đối số thứ nhất của câu lệnh, ls luôn in ra nội dung (tệp và thư mục con) của thư mục hiện tại. Đa số các câu lệnh cũng cho phép dùng cờ (flag) và tùy chỉnh (option - cờ với giá trị ) bắt đầu bằng dấu - để thay đổi chức năng. Thông thường, dùng cờ tùy chỉnh -h hay --help (/? trên Windows) sẽ chạy chương trình bằng cách in ra thông tin hướng dẫn sử dụng chương trình ấy, cũng như những loại cờ tùy chỉnh mà nó hỗ trợ. Ví dụ câu lệnh ls --help cho ta biết:

  -l                         use a long listing format
missing:~$ ls -l /home
drwxr-xr-x 1 missing  users  4096 Jun 15  2019 missing

Tùy chỉnh này cho ta biết rất nhiều thông tin về tệp và thư mục con. Đầu tiên, chữ d ở đầu dòng cho ta biết rằng missing là một thư mục. Sau đó là các nhóm 3 chữ (rwx). Các nhóm này cho ta biết, theo thứ tự của nhóm, phân quyền (permissions) của chủ (owner) tập tin (missing) , nhóm chủ (owning group) (users), và tất cả người dùng còn lại trên tập tin này. Dấu - thể hiện rằng người dùng hoặc nhóm người dùng đó không có phân quyền nhất định đó. Trong ví dụ trên, chỉ có người chủ tập tin có quyền thay đổi (w) tập tin missing (tức là tạo và xóa tệp trong nó). Để di chuyển vào trong thư mục, người dùng cần có quyền “tìm kiếm” (thể hiện bằng quyền “thực hiện”:x) của thư mục đó (và kéo theo là cả thư mục bố mẹ hiện tại). Để liệt kê nội dung của thư mục ấy, người dùng cần có quyền xem, đọc (r) trên thư mục đó. Chú ý rằng các tệp trong tập tin \bin đều có phân quyền x trong nhóm phân quyền cuối cùng, tức “bất cứ người dùng nào”, vì nó cho phép ai cũng có thể chạy được các trình nằm trong tập tin đó.

Một vài trình hữu dụng khác mà ta cần biết lúc này là mv (di chuyển hoặc đổi tên một tệp), cp (sao chép một tệp), và mkdir (tạo thư mục).

Để biết thêm thông tin về các đối số, dữ liệu nhập, xuất hay cách dùng câu lệnh nói chúng, ta dùng lệnh man. Câu lệnh này sẽ dùng tên một câu lệnh hay trình khác làm đối số và in ra trang hướng dẫn sử dụng cần có. Lưu ý để thoát ra khỏi trang này, ta bấm q.

missing:~$ man ls

Kết nối các chương trình

Trong shell, các chương trình thường có hai “dòng” (streams): dòng nhập (input stream) và dòng xuất(output stream). Khi chương trinh muốn nhập dữ liệu, nó sẽ đọc hoặc nhập từ dòng nhập, còn khi nó in hay xuất dữ liệu, nó sẽ in hay xuất ra dòng xuất. Thông thường chương trình cửa sổ đầu cuối (terminal) sẽ là nơi chương trình nhập và xuất dữ liệu. Điều đó có nghỉa, mặc định dữ liệu được nhận vào từ bàn phím và xuất ra trên màn hình của máy tính Tuy nhiên, ta có thể thay đổi dòng nhập, xuất của các chương trình và tiếp nối chúng với nhau!

Đơn giản nhất để tiếp nối, thay đổi các dòng này đó là < file> file. Chúng cho phép ta có thể thay đổi dòng nhập và xuất từ một tệp nào đó:

missing:~$ echo hello > hello.txt
missing:~$ cat hello.txt
hello
missing:~$ cat < hello.txt
hello
missing:~$ cat < hello.txt > hello2.txt
missing:~$ cat hello2.txt
hello

Trong ví dụ trên, trình cat có tac dụng nôi (concatenates) nội dung các tập tin. Khi tên tập tin là một đối số, trình này sẽ in nội dung của tập tin đó lên dòng xuất của mình. Nhưng khi trình cat được sử dụng trong trường hợp không có đối số, nó sẽ in tất cả nội dung từ dòng nhập của mình ra dòng xuất (ví dụ 3).

Bạn cũng có thể dùng >> để viết thêm vào dòng cuối cùng của tệp. Kiểu thay đổi dòng nhập xuất này thực sự hữu dụng khi ta dựng các đường ống(pipes) dữ liệu. Dấu | được dùng để nối các chương trình với nhau sao cho dữ liệu xuất ra từ chương trình này lại là dữ liệu nhập của chương trình khác:

missing:~$ ls -l / | tail -n1
drwxr-xr-x 1 root  root  4096 Jun 20  2019 var
missing:~$ curl --head --silent google.com | grep --ignore-case content-length | cut --delimiter=' ' -f2
219

Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các đường ống dữ liệu này trong bài giảng về sắp xếp dữ liệu (data wrangling).

Một công cụ mạnh mẽ và đa dụng.

Trên các hệ thống tiệm Unix, có một loại tài khoản người dùng đặc biệt: người dùng “root”. Bạn có thể đã thấy nó trong các ví dụ phía trên. Người dùng root là tài khoản có phân quyền cao nhất, và có thể tạo, xem, thay đổi và xóa bất cứ tệp nào trên hệ thống. Tuy nhiên, khi đăng nhập vào máy tính, chắc chắn ta sẽ không đăng nhập với quyền của root, vì thật đơn giản với phân quyền như vậy để gây ra các lội lầm ngớ ngẩn trên hệ thống của mình. Thay vào đó, ta phải dùng câu lệnh sudo. Như tên gọi tiếng Anh của nó, nó cho phép ta thực hiện một tác vụ nào đó (do), với phân quyền của tài khoản “su” (ngắn gọn cho “super user hay là root”). Đa phần khi ta gặp lỗi phân quyền bị từ chối (permission denied errors), đó là vì ta cần chạy chương trình đó với phân quyền của root. Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng bạn muốn thực hiện lệnh đó với phân quyền cao như vậy (vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống của bạn)!

Một trường hợp mà bạn cần phải là người dùng root để làm đó là viết vào filesystem (hệ thống tập tin và thư mục) sysfs được gắn vào dưới tập tin /sys. sysfs làm lộ ra một số các tham số của kernel (lõi hệ điều hành) dưới dạng các tập tin, và vì thế, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh cấu hình của kernel trực tiếp mà không cần các công cụ chuyên dụng. Sysfs không tồn tại trên Windows hay macOS.

Lấy ví dụ, độ sáng của màn hình laptop của bạn có thể được thay đổi bằng cách viết vào tập tin có tên brightness với đường dẫn sau

/sys/class/backlight

Bằng việc viết một giá trị vào tập tin ấy, ta có thể thay đổi độ sáng của màn hình. Bản năng của bạn sẽ dẫn lối cho những dòng lệnh sau:

$ sudo find -L /sys/class/backlight -maxdepth 2 -name '*brightness*'
/sys/class/backlight/thinkpad_screen/brightness
$ cd /sys/class/backlight/thinkpad_screen
$ sudo echo 3 > brightness
An error occurred while redirecting file 'brightness'
open: Permission denied

Lỗi ở trên có thể đến một cách bất ngờ cho bạn. Đằng nào thì ta cũng chạy với sudo mà nhỉ ? Tuy nhiên các thao tác như |, >, và < đều được thực hiện bởi trình shell, và không bởi các chương trình riêng biệt. Câu lệnh echo không “biết” về thao tác |. Nó chỉ đọc thông tin từ input (đầu vào) của mình và viết vào output (đầu ra) của chính nó. Trong trường hợp trên, shell (chỉ được xác thực là tài khoản người dùng bình thường) thử mở tập tin brightness để viết vào, trước khi nhập thông tin từ output của sudo echo. Tuy nhiên, shell đã bị chặn việc thực hiện này vì nó không có phân quyền của root. Với kiến thức này, ta có thể điều chỉnh như sau:

$ echo 3 | sudo tee brightness

Vì trình tee là thứ mở tập tin dưới cây thư mục /sys để viết, và đang chạy với phân quyền root, mọi thứ đều trơn tru. Bạn có thể điều chỉnh mọi thể loại tùy chỉnh với các tập dưới /sys như các loại đèn LEDs (đường dẫn có thể khác của mình):

$ echo 1 | sudo tee /sys/class/leds/input6::scrolllock/brightness

Bước tiếp theo

Tại thời điểm này, bạn đã biết cách định hướng và di chuyển trong shell để có thể thực hiện các tác vụ đơn giản. Bạn đã có thể tìm kiếm các tập tin và dùng các chức năng cơ bản của nhiều chương trình trong shell. Trong bài tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về cách tự động hóa và thực hiện các tác vụ phức tạp hơn với trình shell và vô vàn các trình câu lệnh khác.

Bài tập

Tất cả các bài giảng trong khóa học này đều đi kèm với một chuỗi các bài tập. Một vài bài tập cho bạn một tác vụ cụ thể cần thực hiện trong khi một số khác mang tính mở hơn, như “thử dùng trình X và Y”. Chúng tôi khuyến khích bạn thử mọi thứ.

Chúng tôi không cung cấp đáp án cho các bài tập này. Nếu bạn gặp khó khăn, đừng ngại ngần viết email đến chung tôi để được trợ giúp.

  1. Với khóa học này, bạn cần một shell thuộc Unix như Bash hay Zsh. Nếu bạn dùng hệ điều hành Linux hay MacOS, bạn không cần làm gì đặc biệt cả. Nhưng nếu bạn đang dùng Windows, tốt nhất là đừng dùng trình cmd.exe hay PowerShell. Bạn có thể sử dụng Windows Subsystem for Linux hay một máy ảo chạy Linux để sử dụng một trình giao diện câu lệnh theo phong cách Unix. Đề kiểm tra xem loại shell bạn đang chạy có tương ứng hay không, hãy nhập câu lệnh echo $SHELL. Nếu kết quả là /bin/bash hay /usr/bin/zsh/, thì bạn có thể an tâm rồi.

  2. Tạo một thư mục tên là missing dưới cây thư mục /tmp.
  3. Tìm hiểu về trình touch. Bạn có thể sử dụng man để đọc hướng dẫn về trình này.
  4. Dùng trình touch để tạo một tập tin mới tên là semester trong thư mục missing.
  5. Viết những dòng sau vào thư mục trên, từng dòng một (bằng một câu lệnh và định hướng xuất nhập):

    #!/bin/sh
    curl --head --silent https://missing.csail.mit.edu
    

    Dòng đầu tiên có thể hơi khó để thực hiện. Bạn nên biết # bắt đầu một câu comment trong Bash, còn ! có nghĩa đặc biệt ngay cả trong một chuỗi (được bao quanh bởi "). Tuy nhiên thì chuỗi (được bao quanh bởi ') lại được xử lý theo kiểu khác bởi Bash, và điều này có thể thực hiện điều ta muốn. Xem thêm hướng dẫn của Bash về quoting để biết thêm.

  6. Thử chạy tập tin trên bằng cách gõ đường dẫn đến nó (./semester) vào shell và gõ enter. Để biết vì sao nó không chạy thì xem kết quả khi thực hiện ls (hint: xem các bit về phân quyền của file này)
  7. Bây giờ thử chạy chương trình trên bằng trình thông dịch sh và cho tên của nó semester làm đối số đầu tiên như sau sh semester. Tại sao nó lại chạy được còn như câu hỏi trên thì không?
  8. Tìm hiểu về trình chmod ( bằng man chmod).
  9. Dùng chmod để có thể chạy .semester thay vì dùng trình thông dịch sh. Làm cách nào mà tập tin của bạn biết rằng nó cần phải được chạy bằng thông dịch qua sh? Xem thêm về dòng shebang (#!)
  10. Dùng thao tác |> để viết last modified date (ngày tháng thay đổi cuối cùng) trong kết quả xuất ra từ trình semester vào tập tin last-modified.txt trong thư mục home của bạn.
  11. Viết một câu lệnh để xem lượng pin của laptop của bạn hoặc nhiệt độ CPU của máy bàn của bạn từ /sys. Lưu ý: Nếu bạn dùng macOS, bạn có thể bỏ qua vì macOS không có /sys

<!–

  1. For this course, you need to be using a Unix shell like Bash or ZSH. If you are on Linux or macOS, you don’t have to do anything special. If you are on Windows, you need to make sure you are not running cmd.exe or PowerShell; you can use Windows Subsystem for Linux or a Linux virtual machine to use Unix-style command-line tools. To make sure you’re running an appropriate shell, you can try the command echo $SHELL. If it says something like /bin/bash or /usr/bin/zsh, that means you’re running the right program.
  2. Create a new directory called missing under /tmp.
  3. Look up the touch program. The man program is your friend.
  4. Use touch to create a new file called semester in missing.
  5. Write the following into that file, one line at a time:
    #!/bin/sh
    curl --head --silent https://missing.csail.mit.edu
    

    The first line might be tricky to get working. It’s helpful to know that # starts a comment in Bash, and ! has a special meaning even within double-quoted (") strings. Bash treats single-quoted strings (') differently: they will do the trick in this case. See the Bash quoting manual page for more information.

  6. Try to execute the file, i.e. type the path to the script (./semester) into your shell and press enter. Understand why it doesn’t work by consulting the output of ls (hint: look at the permission bits of the file).
  7. Run the command by explicitly starting the sh interpreter, and giving it the file semester as the first argument, i.e. sh semester. Why does this work, while ./semester didn’t?
  8. Look up the chmod program (e.g. use man chmod).
  9. Use chmod to make it possible to run the command ./semester rather than having to type sh semester. How does your shell know that the file is supposed to be interpreted using sh? See this page on the shebang line for more information.
  10. Use | and > to write the “last modified” date output by semester into a file called last-modified.txt in your home directory.
  11. Write a command that reads out your laptop battery’s power level or your desktop machine’s CPU temperature from /sys. Note: if you’re a macOS user, your OS doesn’t have sysfs, so you can skip this exercise. –>

Edit this page.

Licensed under CC BY-NC-SA.